Giới thiệu văn hóa cà phê là hình thái & phong cách ở mỗi vùng đất

Giới thiệu văn hóa cà phê là hình thái & phong cách ở mỗi vùng đất

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội. Thuật ngữ này – còn chỉ đến sự khuếch tán văn hóa và ứng dụng cà phê như một chất kích thích được sử dụng rộng rãi.

Gần 100 năm đặt nền cai trị Đông Dương, Pháp đã mang không ít những nét văn hoá du nhập vào Việt Nam. Người Pháp đã mang cà phê vào Việt Nam trong thời gian cai trị nhằm phúc vụ cho tầng lớp quý tộc, quan chức và trí thức ở thành thị. Qua nhiều năm tháng, cà phê cũng có những sự biến chuyển. Nhiều thương hiệu nổi tiếng xuất hiện với chất lượng, mùi vị ngày càng đạt chất lượng cao với nhiều thương hiệu cà phê lớn được nhiều người biết đến.

Thứ đồ uống đăng đắng, thơm thơm không biết từ bao giờ đã trở nên gần gũi và quen thuộc đến thế. Người ta thưởng thức cà phê trong khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân,…

Vậy thật sự, mọi người đã hiểu hết về nét văn hóa cà phê hay chưa? Bài viết sau đây, sẽ là một bài giới thiệu văn hóa về cà phê. Một cái nhìn chung, từ sự xuất hiện tại xứ sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa cà phê của người Việt và những tác dụng quan trọng mà cà phê mang lại trong cuộc sống!

Mục lục

Giới thiệu văn hoá cà phê ở Việt Nam:

Vào những năm 80 của thế kỷ XIX, Việt Nam được làm quen với cà phê. Thứ thức uống đen sánh, nhấp môi là một vị đắng khiến người ta tỉnh táo. Nhưng lúc bấy giờ, cà phê lại là một món xa xỉ. Chỉ có những quý tộc, nhà giàu mới có tiền để thưởng thức được.

Mảnh đất Tây Nguyên cũng trở thành “thủ phủ” cà phê lớn nhất cả nước với những loại cà phê có chất lượng hàng đầu. Suốt bao năm, Việt Nam tự hào khi luôn đứng top đầu thế giới về sản lớn. Đồng thời cũng gây dựng thành công nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng.

Người Việt cho đến nay ưa thích 2 loại cà phê: robusta và arabica. Lý do là vì hương vị của hai loại cà phê này thiệt khiến người tay say mê. Nó ăn sâu vào văn hoá, vào lối sống của người Việt cho đến bây giờ.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Tây Nguyên là vùng đất đầu tiên được Pháp khai phá trồng cà phê.

Vào thời ngày xưa:

Cà phê cóc đã không còn xa lạ với mọi người. Vài bộ bàn ghế nhỏ xếp ở góc đường hay nép mình khiêm tốn trên vỉa hè vừa đủ ngồi. Dạo quanh các con phố, không khó để bắt gặp những quán cà phê không tên như vậy. Cà phê cóc là nơi để người ta dừng chân, ngồi xuống, nhâm nhi ly cà phê. Nó còn là nơi để người với người sống chậm lại, nhìn dòng xe tất bật qua lại rồi ngẫm về đời vậy là đủ!

Ở thủ đô Hà Nội cổ kính:

– Người ta ưa thích những ly cà phê pha phin đậm đặc. Cà phê với họ, ngon thì phải là pha phin được vặn chặt. Có người còn tỉ mỉ múc từng thìa nước sôi cho vào để ly cà phê được ngấm đều. Cho đến hiện tại, cà phê phin vẫn được người đời ca ngợi, vẫn là thứ thức uống đỉnh của đỉnh và không hề mất đi vị thế. Cà phê được người Hà Nội gọi bằng cái tên gần gũi: nâu và đen. Nếu muốn uống cà phê sữa đá thì gọi là “nâu đá”. Còn nhấm nháp cà phê đen thì gọi là “đen” hoặc “đen đá”.

Còn ở Sài Gòn nhộn nhịp:

– Cách pha cà phê có phần khác. Người ta để cà phê vào túi vải mỏng như một chiếc vợt nhỏ rồi cho vào ấm bằng đất nung. Sau đó chế nước sôi vào như pha trà. Khoảng mươi phút, cà phê trong ấm đất được cho sang một chiếc ấm nhôm và đun trên bếp than. Cách pha cà phê này được gọi bằng một cái tên dân giã: cà phê vợt.

– Ngày nay, cà phê vợt đã không còn phổ biến. Nếu muốn tìm cách pha độc đáo này, thì phải ghé một số quán cà phê phong cách “hoài cổ” ở Sài Gòn. Tuy nhiên, không gian thưởng thức cà phê vợt đã thay đổi. Mất dần sự bình dị như xưa nên hương vị cà phê cũng không trọn vẹn.

Đối với cà phê ngày nay:

– Càng về sau, gout thưởng thức của mọi người dần thay đổi, hình thức kinh doanh cà phê cũng thay đổi theo. Mọi người dần chuộng các quán cà phê có internet, nhạc, đầu tư không gian,… Cà phê vỉa hè vẫn tồn tại nhưng không còn thịnh hành như xưa, nhường chỗ lại cho các quán hiện đại.

– Người phương Tây uống cà phê trong những lúc tỉnh táo và cần tập trung giải quyết công việc. Còn người Việt có thể uống cà phê vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày: Sáng, trưa, chiều tối! Ông bà ta trước đây thường có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bây giờ thì khác rồi, cà phê là đầu câu chuyện mới đúng!

– Người ta có thể ngồi hàng giờ không chỉ để thưởng thức cà phê. Mà còn là để tận hưởng sự thoải mái khi ở quán. Cà phê cũng vì vậy mà biến tấu thêm nhiều công thức. Có những công thức du nhập ở nước ngoài như: espresso, cappuccino, latte,… Nếu như trước đây, ai cũng có thể dễ dàng pha một ly cà phê cho riêng mình.

“Cà phê bây giờ có nhiều sự lựa chọn, nhưng không mất đi giá trị vốn có của nó”

  • Những ly cà phê với lớp bọt sữa đánh đều vẽ lên những hình bắt mắt khiến người ta không nỡ uống. Muốn làm được điều này, barista phải là người thành thạo kỹ thuật sử dụng máy pha cà phê, các kỹ thuật tạo hình và chút hồn nghệ thuật vào đấy. Khi đòi hỏi về thức uống càng lên cao thì những người barista cũng cần có tay nghề cao!

Giới thiệu văn hóa gọi cà phê ở 2 miền đất nước:

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Văn hóa cà phê 2 miền đất nước, có gì khác biệt?

Ngoài ra “Cà Phê” còn là câu cửa miệng của người Sài Gòn , Chỉ cần lấy cớ với một câu nói đơn giản “Cà Phê không?” thì ly cafe trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc rất nhiều người với nhau.

Thông thường việc gọi hay order một ly cà phê thì chẳng có gì gọi là khó khăn , tuy nhiên khi đến với Hà Nội hoặc Sài Gòn thì lại khác.

Nếu bạn gọi một ly nâu:

  • Ở Sài Gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
  • Ở Hà Nội : bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa hoặc là “Cho một ly nâu đá Cô Ơi !!!Cho một ly nâu đá Cô ơi!! “

Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:

  • Ở Sài Gòn: cho xin 1 ly bạc xỉu
  • Ở Hà Nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc xỉu bạn sẽ nhận được câu trả lời ” không có ” hoặc bạn bị coi là… hâm.

Vì vậy các bạn cần nên lưu ý điểm này để biết cách mà gọi ly cà phê đúng như ý mình muốn nhé !

Địa điểm thưởng thức cà phê có gì khác biệt?

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại như cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

+ Nếu các bạn từng thưởng thức cà phê ở Sài Gòn thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với cái tên ” Cà phê bệt ” tại Nhà Thờ Đức Bà.

+ Còn tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán cà phê theo phong cách phố cổ, hoặc đơn thuần chỉ là một quán cà phê vỉa hè.

Bạn sẽ thấy việc mời khách có sự khác biệt “dễ thương”:

– Nét văn hóa sử dụng thức uống mời khách được thể hiện rõ rệt nhất là khi khách đến chơi nhà. Nếu ở Sài Gòn nói riêng hoặc người Nam bộ nói chung, nếu bạn là khách đến thăm, chủ nhà sẽ đón tiếp và mời cafe như lời chào, lời mở đầu câu chuyện.

– Còn những ai ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sẽ thấy được sự khác biệt khi có khách đến nhà, gia chủ thường pha trà để mời nước, rất ít gia đình mời cafe giống ở Sài Gòn. Hoặc cũng có khi chủ nhà là người mê cafe thì họ sẽ dọn ra cả 2 sự lựa chọn. Nói chung ở miền Bắc, trà vẫn được xem là phổ biến và thông dụng hơn cafe.

– Vì thế nếu bạn là dân Sài Gòn “ thứ thiệt ”, đến Thủ đô mà không thấy được mời cafe ngay câu đầu tiên thì cũng đừng buồn vì nghĩ gia chủ kém hiếu khách nhé, đơn giản là văn hóa mỗi nơi có 1 chút khác biệt!

Vài nét giới thiệu văn hóa cà phê trên thế giới:

Văn hoá cà phê sẽ phụ thuộc vào những yếu tố liên quan đến “hình thái và phong cách” của làn sóng cà phê mà quốc gia đó chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, chính nhịp sống, những đặc điểm riêng của mỗi vùng đất và sở thích, tính cách của những người dân bản địa sẽ quyết định trực tiếp đến văn hoá cà phê.

Với những người dân châu Á sẽ có những nét văn hóa thưởng thức cà phê khác biệt so với người châu Âu hay châu Mỹ. Cùng xem những nét khác biệt và thú vị trong văn hóa thưởng thức cà phê của các nước châu Á nổi bật sau.

Cà phê sữa Việt Nam – Nét riêng từ phong cách pha chế đến sở thích:

∇ Người Việt Nam thì chuộng cà phê sữa đá truyền thống, cà phê đen đá nguyên chất pha phin. Dù bất kỳ cửa hàng cà phê nào, từ sang trọng đến bình dân đều thấy sự hiện diện của nó. Với người Việt, cà phê là thức uống quen thuộc mỗi buổi sáng. Còn ở Sài Gòn thì cà phê lại được uống thường xuyên và bất kỳ thời gian nào trong ngày.

∇ Có một nét đặc trưng thú vị trong văn hóa cà phê của người Việt đó là hình ảnh, phong cách uống cà phê ở những quán cà phê cóc, cà phê bệt, cà phê vỉa hè “ghế xanh, ghế đỏ” rất bình dị và mộc mạc. Đó là lúc người ta có thể xả hơi, ngắm nhìn phố xá, chuyện trò một cách thoải mái. Văn hoá cà phê này của người Việt cũng đã không ít lần được báo chí nước ngoài đưa tin.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Điều gì đã làm cho cà phê sữa đá nổi tiếng và ấn tượng vậy?

Thái Lan, bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo:

∇ Những quán cà phê truyền thống, mang đậm hương vị kiểu Thái vẫn được người Thái yêu chuộng hơn hết. Với khí hậu nóng ẩm nên những thức cà phê lạnh là những món khoái khẩu của họ. Ở phía Bắc thành phố Chiang Mai Thái Lan cực kỳ nổi tiếng với món cà phê bia lạnh.

∇ Đặc biệt, Oliang hay còn gọi là cà phê đá kiểu Thái là món truyền thống yêu thích của xứ sở chùa vàng. Thức uống này được chế biến từ hỗn hợp bã cà phê Robusta, đường nâu, các loại hạt như bạch đậu khấu, bắp, đậu nành, hạt vừng… Vào những ngày nắng nóng, thức uống ngọt ngào, quen thuộc này chính là món tuyệt vời nhất của người dân địa phương cũng như du khách đến Thái. Nếu có dịp đến đó, bạn hãy thử nó.

Giới thiệu văn hóa cà phê ở Hàn Quốc có gì khác biệt?

∇ Văn hoá cà phê của Hàn Quốc ngày càng “nữ hóa”. Đối tượng khách hàng chính của những quán cà phê của Hàn Quốc thường là phụ nữ trong độ tuổi 20 – 30. Đối với đàn ông Hàn Quốc việc đi cà phê tại quán khá “gượng gạo”, họ thường chọn trò chuyện với bạn bè khi chơi thể thao hay là những quán rượu.

∇ Phụ nữ Hàn có sở thích đi mua sắm, sau những chuyến shopping họ sẽ tán gẫu, nhâm nhi tách cà phê và thư giãn cùng bạn bè. Những không gian được trang trí đẹp mắt, ấn tượng sẽ ghi điểm lớn và được lui tới thường xuyên. Nếu ở Mỹ hay ngay cả ở Việt Nam, bạn có thể thấy những vị khách một mình đi cà phê với chiếc laptop hay sách, hoặc đi cùng ai đó nhưng lại bấm điện thoại thì ở Hàn Quốc lại không thế.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Người Hàn đi cà phê với mục đích chính là để tương tác, trò chuyện và giao lưu với bạn bè.

Nhật Bản – Cà phê phê đã trở thành một nét văn hóa thực sự bên cạnh trà đạo:

∇ Là một quốc gia Phương Đông, tuy nhiên văn hoá cà phê của Nhật Bản lại mang dáng dấp như của một nước phương Tây. Người Nhật xem cà phê như một thức uống để bổ sung năng lượng tức thì, họ chuộng những sản phẩm cà phê lạnh, được đóng gói trong những chiếc lon, chiếc chai bán trong cửa hàng tiện lợi hoặc máy tự động. Điều này cũng dễ hiểu khi Nhật cũng là một cường quốc công nghiệp và có nhịp sống hối hả, tất bật không thua gì Mỹ.

∇ Bên cạnh đó thì những chuỗi cà phê phong cách châu Âu cũng được người Nhật đón nhận bởi không khí vui vẻ, không gian thoải mái, thức uống phục vụ nhanh và đem lại những cảm hứng mới.

Yuanyang – Hong Kong trà sữa Uyên Ương vô cùng nổi tiếng:

∇ Yuanyang còn được biết đến dưới tên gọi “Uyên ương”, là sự kết hợp độc đáo giữa trà, cà phê và sữa đặc. Với quan niệm cà phê sinh nhiệt, trà sinh thanh mát, người HongKong đã tìm cách chế biến ra món cà phê Yuanyang này nhằm mục đích cân bằng cơ thể và đảm bảo sức khỏe.

∇ Một tầng sữa đặc dưới một lớp cà phê, sau lại hòa trộn cùng trà đen tạo nên hương vị vừa đắng, vừa thanh lại vừa ngọt ngào. Bỏ thêm chút đã viên thì Yuanyang càng trở nên tuyệt vời hơn cho người thưởng thức.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Nó là món ngon nhất của hai thế giới: cà phê và trà kết hợp lại.

CAFÉ AU LAIT đến từ nước Pháp xinh đẹp:

∇ Au Lait – một cái tên đậm chất Pháp, là loại cà phê được pha chế hết sức đơn giản chỉ việc pha trộn giữa một shot espresso và một phần sữa nóng. Người Pháp có thói quen uống cà phê sáng cùng bánh mì baguette hoặc bánh sừng bò, chính vì vậy, Au Lait đặc biệt được pha chế với cốc miệng rộng để tiện cho việc chấm bánh mì.

FRAPPE – Hy Lạp có phần giới thiệu văn hóa về cà phê ra sao?

∇ Frappe trong tiếng Pháp mang ý nghĩa “ướp lạnh”, nó là loại cà phê hòa tan đánh sủi bọt hết sức độc đáo, được biết đến như biểu tượng của đất nước Hy Lạp. Người Hy Lạp thích uống cà phê Frappevào dịp hè nhằm xua đi cái nóng hừng hực trong người. Một ngụm thôi cũng đủ giúp họ tỉnh táo và lên dây cót tinh thần cho công việc.

∇ Cách pha Frappe có phần nhập nhằng giữa các bước:

  • Bước đầu cho cà phê bột vào ly, thêm một thìa cà phê đường và một ít nước đá. Dùng máy trộn tay (handmixer) khuấy mạnh cho đến khi cà phê sủi bọt.
  • Tiếp theo, cho đá và rót một thêm một ít nước lạnh là bạn đã hoàn thành bước cuối cùng.

Frappe thường được pha chế khá đậm, nếu dùng không quen, bạn có thể thêm nước để pha loãng cà phê hoặc thêm đường vào để tăng độ ngọt.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Là món cà phê đá phủ đầy bọt được làm từ cà phê bột pha liền, nước đá, đường và nước.

Sự ngọt ngào của EISKAFFEE – Đức làm nên sự quyến rũ:

∇ Eiskaffee đích thị dành cho những ai thích sự ngọt ngào. Vị beo béo của kem lạnh lơ lửng trong lớp cà phê đắng kết hợp cùng tầng kem whipping ngọt ngào và một ít vụn choco đã tạo nên thứ đồ uống hấp dẫn khó cưỡng, vực lại tinh thần sau cơn mệt mỏi.

∇ Eiskaffee (trong tiếng Đức có nghĩa là “cà phê kem lạnh”) đã chinh phục khẩu vị của người dân nước Đức và trở thành món đồ uống “quốc dân” của đất nước này.

Với MAZAGRAN – Bồ Đào Nha ly cà phê trở nên thú vị:

∇ Nếu chúng ta đã quen với việc cà phê phải pha với sữa thì ở Bồ Đào Nha, người dân lại cực kì ưa chuộng món cà phê pha chanh mát lạnh. Mazagran thực chất là tên thật của một pháo đài ở Alegria. Một tốp quân đội chiếm pháo đài đã tự chế ra món cà phê pha chút chanh mát lạnh vừa giúp tỉnh táo đêm khuya và chống lại cái nóng của Châu Phi.

∇ Để thưởng thức món cà phê này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần đổ hai tách exspresso và nước cốt chanh vào một ly cao, thêm đường cho vừa uống và một ít đá viên. Như vậy đã có một ly cà phê mát lạnh cho trưa hè nóng nực rồi đấy!

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Mazagran sau này đã trở thành món uống phổ biến trong bộ phận người Pháp và Bồ Đào Nha.

Phần giới thiệu văn hóa tiếp theo sẽ là MAROCCHINO đến từ nước Ý:

∇ Xuất phát từ thành phố Alessandria – Ý, Marocchino là tổ hợp của 3 nguyên liệu chính: 1 shot espresso đậm đặc, sữa béo và bột cacao. Cách làm hết sức đơn giản, bạn chỉ việc đổ sữa vào expresso, sau đó rắc một lớp bột cacao lên trên là bạn đã có một ly Marocchino nóng hổi, dậy mùi cà phê cùng vị thanh béo của sữa và ngòn ngọt của lớp cacao.

IRISH COFFEE – Ireland sự hòa quyện của sự đắng và ngọt dịu:

∇ Irish coffee là một loại cà phê không hề dễ làm. Muốn có Irish coffee đúng điệu, trước hết bạn phải trụng ly qua nước nóng, lau khô và rót whiskey vào, bỏ thêm một muỗng đường nâu, khuấy đều. Rót cà phê nóng vào và chờ đến khi cà phê hòa tan vào rượu, bạn mới bắt whipping lên trên.

∇ Cái ngon của Irish là thưởng thức hương vị cà phê ấm nóng xuyên qua lớp kem beo béo, mát lạnh. Lý tưởng nhất là thưởng thức Irish coffee vào những ngày lạnh, nhấp một ngụm và để sức nóng của rượu ngấm vào người trong vị đắng đót của cà phê và ngọt dịu của đường nâu.

Giới thiệu văn hóa về cà phê là tổng hợp về truyền thống cũng như các tác động từ xã hội xung quanh việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt như một dạng bôi trơn xã hội.
Được làm chỉ với bốn thành phần: cà phê nóng , rượu whisky Ailen , đường và kem đánh bông.

Tác dụng của cà phê trong đời sống hàng ngày:

Cà phê không đơn thuần chỉ là thức uống giải khát, mà cà phê còn khiến cho người ta tỉnh táo, thư giãn, mang lại sức khỏe cho con người, làm cho người với người gần nhau hơn.

Giúp nâng cao tinh thần và hiệu quả công việc:

– Hoạt chất caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích hoạt động của trí não, giúp con người có được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong công việc. Ngoài ra còn làm tăng tốc độ tư duy và sáng tạo khiến cho cho hiệu quả công việc được nâng cao. Chính vì vậy mà việc uống cà phê đã trở nên phổ biến nơi công sở.

Còn cải thiện sức khỏe cho mỗi người:

– Cuộc sống tất bật hàng ngày, công việc luôn luôn bận rộn sẽ khiến cho bạn mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu khó chịu hay vướng vào một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường típ 2, gan, hen suyễn hay dị ứng… Với việc uống cà phê đủ liều lượng có thể giúp bạn giảm được nguy cơ mắc những căn bệnh trên. Ngoài ra cà phê còn có khả năng làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giảm lượng mỡ trong cơ thể.

– Theo nghiên cứu, trong cà phê có chứa chất chống ô–xy hóa và khoáng chất làm tăng khả năng phản ứng của cơ thể với isulin, làm tăng lượng isulin trong máu, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt chất caffein trong café lại rất có tác dụng đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh hen và dị ứng.

Cà phê tạo cảm giác sảng khoái, thư giãn và giúp cho người với người gần nhau hơn:

– Một tách cà phê mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái trước khi bước vào một ngày làm việc mới. Những giây phút thư giãn, nhâm nhi tách cà phê cùng bạn bè, người thân sẽ là những giây phút để mọi người cùng nhau trò chuyện, hàn huyên tâm sự, chia sẻ những lo toan, muộn phiền từ công việc, từ cuộc sống… giúp mọi người gần gũi, hiểu nhau hơn.

Như vậy, chỉ từ một món cà phê tưởng đơn giản nhưng đi qua mỗi nước lại có cách kết hợp nguyên liệu khác nhau và cách thưởng thức cũng khác nhau tạo nên sự đa dạng không ngờ cho thức uống nhiều người yêu thích này. Thiết nghĩ, ở Việt Nam nếu có một quán cà phê nào phục vụ “tất tần tật” các vị cà phê trên thế giới thì chắc có lẽ chúng ta chẳng cần đi đâu xa mà có thể ngồi một chỗ và chu du khắp nơi với hương vị từng loại cà phê khác nhau.

Tham khảo từ các trang thông tin trên web khác nhau.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Dù bạn nhà sản xuất với quy mô lớn hay chỉ là hộ kinh vừa và nhỏ, thì sau khâu sản xuất chúng ta đều cần một máy đóng gói để có thể hoàn thành và đưa sản phẩm một cách hoàn chỉnh đến tay khách hàng hay người tiêu dùng. Chính vì thế, để tìm ra máy đóng phù hợp với các tiêu chí đó hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn.

“Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên CUNG CẤP CÁC LOẠI THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI KHÁC NHAU, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!”

Hoặc bạn có thể để lời nhắn – chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn.

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Email: sale@packvn.com

Hotline (zalo) : 0903.103.922

Website: https://www.packvn.com/

Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTHANHPackagingMachineManufacturer

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email