Natri silicat – Tạo ra các SP chịu nhiệt tốt, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cao

Natri silicat – Tạo ra các SP chịu nhiệt tốt, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cao

Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.

Các chế phẩm chất lỏng đồng nhất, thuần khiết không có mà u hoặc có màu trắng, nhưng các mẫu thương mại thường có màu xanh lá cây hoặc xanh dương do sự có mặt của các tạp chất có chứa sắt.

Chúng có độ sóng sán, trong trẻo, có có công thức hóa học là Na2SiO3 hoặc mNa2O.nSiO và  khối lượng phân tử vào khoảng 284,22g. Nhìn bên ngoài, silicat giống keo bởi có độ nhớt cao.

Natri silicat được sử dụng trong xi măng, chống cháy thụ động, công nghiệp dệt may và chế biến gỗ xẻ, vật liệu chịu lửa, và trong ô tô.

Natri silicat là gì và sử dụng chúng như thế nào?

– Thủy tinh lỏng hay còn được gọi là Natri Silicate hay Sodium Silicate – Đây là một hợp chất hóa học bao gồm silicon mang anion. Chất này tập trung chủ yếu vào anion Si-O.

– Loại vật liệu này có độ dính và nhớt. Nếu như những loại thủy tinh khác ở thể rắn thì vật liệu này sẽ sệt như keo thủy tinh lỏng. Do đó, nếu không được bảo quản kín, chúng rất dễ phân rã khi để ngoài không khí.

– Ngày nay hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xi măng, chống cháy thụ động, công nghiệp dệt may, chế biến gỗ xẻ và vật liệu chịu lửa

– Với những ứng dụng đặc biệt đó, hẳn nhiều người sẽ rất thắc mắc Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính thủy tinh lỏng ra sao và cách sản xuất như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Đặc tính của thủy tinh lỏng – Natri Silicat:

– Khối lượng riêng là 2.61 g/cm3, tỷ trọng là 1,40 – 1,42 g/cm3.

– Điểm nóng chảy của thủy tinh lỏng là 1.088°C (1.361 K; 1.990°F).

– Độ hòa tan trong nước là 22.2 g/100 ml (25 °C) và 160.6 g/100 ml (80 °C).

– Độ pH ( dung dịch 1% ) 12,8

– Độ nhớt : BZ4 25 c trên 19s

– Thủy tinh lỏng tan trong nước nhưng không tan trong alcohol.

– Thủy tinh lỏng dễ bị các axit phân hủy, kể cả axit carbonic và tách ra kết tủa keo đông tụ axit silicsic.

Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Natri Silicat có độ nhớt rất lớn, giống như keo, nếu không được bảo quản kín, chúng rất dễ phân rã khi để ngoài không khí.

Điều chế Na2SiO3 hay còn gọi là thủy tinh lỏng theo 2 hình thức sau:

Natri Silicat – Thủy tinh lỏng thường được điều chế bằng nguyên liệu đó là NaOH và SiO2 thông qua các phản ứng trong pha lỏng hoặc pha rắn.

Sản xuất thủy tinh lỏng trong pha lỏng:

Khi điều chế bằng phản ứng pha lỏng, natri silicat được tạo nên bởi sự kết hợp giữa NaOH, SiO2 và nước trộn đều với nhau. Sau đó thông qua các thiết bị chuyên dụng để tạo thành hơi. Na2SiO3 được chế ra theo phương trình sau:

SiO2 + NaOH → NA2O.SiO2 + H2O

Sản xuất thủy tinh lỏng trong Pha rắn (có gia nhiệt):

Na2CO3 and Na2SO4 tan chảy ở nhiệt thấp hơn SiO2 rất nhiều (<900°C vs >1600°C). Khi cả hai chất tan chảy, SiO2 sẽ hòa tan trong dung dịch nóng chảy để tạo ra natri silicat (tức Na2SiO3).

Na2CO3 + SiO2 → NA2O.SiO2 + CO2

Na2SO4 + SiO2 → NA2O.SiO2 + SO2 + CO2.

Ứng dụng của Thủy tinh lỏng – Natri Silicat trong đời sống:

Trong sản xuất thủy tinh:

– Đây là một công dụng nổi bật của thủy tinh lỏng, đặc biệt Na2SiO3 ở dạng khan.

– Hiện nay, có thể kể tên nhiều đồ gia dụng làm bằng thủy tinh như ly thuỷ tinh uống nước, chén dĩa, tô bát, chai lọ, bình hoa thủy tinh… Chúng đều sở hữu những ưu điểm nổi bật về độ an toàn và tính thẩm mỹ sang trọng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Những tính chất của thủy tinh lỏng sẽ làm tăng độ bền của thủy tinh và pha lê. Ngoài ra, còn đem đến nghệ thuật thẩm mỹ rất cao.

Trong nông nghiệp:

– Đối với ngành nông nghiệp, chất liệu thủy tinh này được ứng dụng để bảo vệ các cây giống trong trồng trọt. Cụ thể, người ta sẽ phủ một lớp Sodium Silicat lên các cây giống với mục đích tránh nấm mốc, tăng cường sức đề kháng mà không cần dùng tới bất kỳ hóa chất nào nữa.

Trong ngành xây dựng:

– Ứng dụng thủy tinh lỏng trong ngành xây dựng là dùng để sản xuất xi măng, chế tạo vật liệu chịu nhiệt, chất cách điện, các chất không thấm khí, chất độn hoặc dùng ở dạng tấm để làm vật liệu chống ăn mòn.

Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Chế tạo ra các viên gạch, xi măng,…

Trong lĩnh vực y tế:

– Thủy tinh lỏng cũng được ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe và y tế bằng việc phun chúng lên các thiết bị cấy ghép, ống thông, ống nghiệm, vết khâu,…

– Theo đó, vật liệu này có thành phần chính từ cát thạch anh, vi khuẩn không thể phân chia trên bề mặt thủy tinh lỏng và hoàn toàn an toàn với môi trường.

Trong các ngành công nghiệm khác:

Ngoài các công dụng kể trên, Natri silicat còn được sử dụng trong các hoạt động khác như:

  • Tham gia vào quá trình sản xuất của rất nhiều gia đoạn như sản xuất giấy, sản xuất vải, công nghệ dệt – nhuộm, …
  • Dùng để chế tạo xi măng chịu axit, sơn silicát, men lạnh , chế tạo các hợp chất silicát rỗng phục vụ cho việc lọc các hợp chất khác.
  • Dùng để sản xuất Silica gel, chất tẩy rửa, kem bột, chất kết dính cho que hàn, chất chống cháy, xử lý nước, dùng trong bê tông, xử lý gỗ…
  • Dùng để chế tạo vật liệu chịu nhiệt, cách âm, chất cách điện, vật liệu xây dựng, các điện cực dương kim loại nhẹ, các chất không thấm khí, chất độn hoặc sử dụng ở dạng tấm làm vật liệu chống ăn mòn.
Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Tham gia vào quá trình sản xuất của công nghệ dệt – nhuộm, …

Hướng dẫn sử dụng & bảo quản thủy tinh lỏng đúng cách:

Mặc dù Sodium Silicat mang lại nhiều công dụng như trên nhưng chúng lại rất dễ phân hủy mạnh nếu không được sử dụng và bảo quản đúng. Để tránh được những hậu quả không mong muốn, hãy note ngay các lưu ý sau nhé:

Cách sử dụng an toàn:

– Không để thủy tinh lỏng – Natri silicat tiếp xúc với Axit vì nó sẽ phân hủy cực mạnh, gây lãng phí.

– Khi sử dụng natri silicat, bạn phải trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động như kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay bảo hộ, … để tránh hóa chất dính lên cơ thể, bảo vệ chính bản thân mình.

– Không để các hóa chất natri silicat tiếp xúc với Flo vì gây ra nguy cơ cháy nổ rất lớn. Đồng thời không để chúng tiếp xúc với các vật liệu nhôm, kẽm, thiếc hoặc các hợp kim khác vì sẽ gây khói dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.

– Sau khi sử dụng xong, nên bảo quản Natri silicat một cách kín để tránh bị phân hủy.

Cách bảo quản Natri silicat:

– Thủy tinh dạng lỏng phải được chứa vào các thùng phi bằng tôn có thể tích 100, 200 lít hoặc các thùng nhựa có thể tích tương tự, có nút đóng chặt. Như vậy mới tránh gây sự tổn thất hoặc các tác nhân bên ngoài khiến chất lượng thủy tinh bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng các loại bình bằng chất liệu nhôm, kẽm hoặc thiếc để chứa thủy tinh lỏng.

Tính độc hại mà Natri silicat mang lại cho chúng ta:

Tiếp xúc da:

  • Vì có tính ăn mòn khá cao, nên khi tiếp xúc với da làm gây hại cho làn da của bạn. Nhẹ có thể gây bỏng, nặng có thể đi cấp cứu vì ảnh hưởng nghiêm trọng.
Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Ta cần đeo bao tay để tránh tổn thương ở mức thấp nhất.

Tiếp xúc mắt:

  • Vì có tính axit mạnh, không may tiếp xúc với mắt sẽ hủy hoại thủy tinh thể hoặc nghiêm trọng sẽ làm mù mắt. Cho nên khi sử dụng chúng, ta nên dùng các vật bảo hộ để được an toàn hơn.
  • Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa

Khi chúng ta hít phải:

  • Bên cạnh đó, nó  cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp đối với người không tiếp xúc Natri silicat thường xuyên. Khi bạn làm trong môi trường chứa Natri silicat thường xuyên, bạn cần đồ bảo hộ hay khẩu trang riêng biệt để khi hít thở không bị ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể – đặc biệt là phổi.
Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là tử vong nên khi sử dụng chúng ta cần đeo các thiết bị hay quần áo bảo hộ.

Nuốt, uống:

  • Không may chúng ta không biết nó là gì và nuốt phải chúng, khi có các dấu hiệu bất thường nên đưa đi bệnh viện ngay lập tức để các y bác sĩ xử lý kịp thời và tránh các điều không may xảy ra.

Natri silicat có bao nhiêu loại?

Chúng thường có 2 dạng là lỏng và rắn. Hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ con người tránh khỏi các tác nhân của môi trường làm ảnh hưởng lên. Chúng ta cùng tìm hiểu thử nhé!

Những tác dụng của Natri silicat dạng rắn đối với cây trồng:

– Cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng lân và đạm, đều tăng năng suất…

– Cây hút nhiều Silic giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ silic cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập.

– Tham gia vào kết cấu vách tế bào của cây, bộ lá đứng cây quang hợp ánh sáng tốt hơn làm cho cây giảm thiểu sự bốc thoát hơi nước nên có khả năng chống hạn, chống úng, chống nóng tốt.

– Silic còn làm tăng năng lực ôxi hóa của rễ, tăng cường sự hút lân của cây nhờ vào tác dụng làm giảm khả năng cố định lân của đất, cải thiện tình trạng lân dễ tiêu trong đất.

Natri silicat hay còn gọi với cái tên như thủy tinh nước hoặc Sodium silicat và là cái tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn.
Là thành phần cơ bản của thành tế bào, tạo nên cảm giác ráp, nhặm, cứng của thân cây, giúp cho thành tế bào cứng cáp hơn và tăng tính chống đổ gẫy gập.

Còn với dạng lỏng thì Natri silicat sẽ hoạt động ra sao?

– Na2SiO3 là nguyên liệu ban đầu để sản xuất gel silica.

– Sử dụng trong sản xuất chất tẩy, là chất kết dính thủy tinh, đồ gốm, đồ đá, dùng cho các vật liệu chống cháy; cố định màu trên tranh ảnh, vải; bảo quản trứng.

– Natri silicat được sử dụng trong xi măng, chống cháy thụ động, công nghiệp dệt may và chế biến gỗ xẻ, vật liệu chịu lửa, và trong ô tô. Natri cacbonat và silic điôxít phản ứng khi được nung nóng để tạo thành natri silicat và carbon dioxit:…

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón khác nhau và tìm cho mình 1 chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thiện bước cuối cùng trong khâu sản xuất. Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Email: sale@packvn.com, info@packvn.com

Hotline (zalo) : 0903.103.922

Websitehttps://www.packvn.com/

Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email