Cách làm bánh mì Việt Nam – Món ăn đường phố nét văn hóa của người Việt

Cách làm bánh mì Việt Nam – Món ăn đường phố nét văn hóa của người Việt

Cách làm bánh mì Việt Nam có rất nhiều cách làm, đa dạng nhiều loại bánh. Với sự xuất thân từ Châu Âu từ 30.000 năm, món ăn ” thượng lưu” lúc ấy đã có cuộc hành trình trở thành đặc sản của Việt Nam. Bánh mì là món ăn không thể thiếu của Việt Nam, bắt kể giời giấc sáng ,trưa hay chiều tối – Bánh mì luôn được mọi người chọn mua. Được biết, vào tháng 3/2011 tên gọi Bánh mì đã được thêm vào từ điển Oxford với tên gọi riêng “Banh mi”. Đó là sự đánh dấu tuyệt vời, đưa nền ẩm thực Việt Nam ra toàn trên thế giới

Cách làm bánh mì Việt Nam cũng vô cùng đơn giản, nguyên liệu chuẩn bị cũng không cầu kỳ

Nguyên liệu cần thiết:

– Bột mỳ khoảng 210g
– Men instant khoảng 4g ( men khô hoặc men tươi có thể mua trong các lò bánh mì hoặc nơi bán dụng cụ làm bánh)
– Đường khoảng 8g
– Muối thì khoảng 2g
– Nước 130-145g

Dụng cụ làm bánh bánh:

– Âu ( thau )
– Dụng cụ vét
– Cân điện tử để cân nguyên liệu
– Lò nướng

– Thớt

Hướng dẫn sơ bộ cách làm:

Bước 1: Đầu tiên, ta cho 200g bột vào âu cùng với đường,muối , khoảng 130g nước và men Instant

Bước 2: Chúng ta trộn đều tất cả nguyên liệu trong âu, sau đó lấy ra để lên thớt để bắt đầu nhồi. Nhồi khoảng 10-15 phút, chúng ta sử dụng luôn 10g bột và 15g nước còn lại nếu cần. Để bột nghỉ 10 phút, sau đó tiếp tục nhồi 10-15 phút cho đến khi bột mịn và không còn dính

Bước 3: Ta đưa bột trở lại âu, lấy màng bọc thực phẩm bọc lại và để ủ lại trong vòng 1 tiếng để cho bột nở

Bước 4: Chia bột ra thành các phần nhỏ tầm 5g và bắt đầu tạo hình muốn . Và tiếp tục, kiếm nơi mát mẻ ủa bột để tầm 35-40 phút

Bước 5: Chúng ta nướng bánh trong tầm 20-25 phút ở nhiệt độ 250 độ. Sau đó, trong 7-10 phút đầu ta có thể nướng bánh ở nhiệt độ 220 độ – tiếp theo ta chỉnh nhiệt độ 200 độ trong 7-10 phút

Chi tiết cách làm Bánh mì Việt Nam:

Trộn bột:

Trước tiên, bạn cân bột khoảng 200g cho âu. Tiếp đó bạn cân đường, muối, men cho tất cả vào nhưng để từng góc khác riêng biệt. Sau đó, trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi cho từ từ nước vào chính giữa âu dùng vét hay tay trộn đều tránh bột bị chai hoặc không đều bột. Sau cùng, ta lấy màng bọc thực phẩm bọc lại để 1 góc tầm 20-35 phút trước khi vào công đoạn nhồi bột

Công đoạn nhồi bột:

Sau khi để bột nghỉ, bạn lấy bột ra khỏi âu. Ta lấy 10g phần bột còn lại thoa đều lên tay và bỏ 1 ít lên thớt để bắt đầu nhồi bột. Cách nhồi bột vô cùng đơn giản, 1 tay giữ bột 1 tay đẩy bột ra xa gập lại và cứ tiếp tục như vậy. Bạn có thể xoay cục bột để tránh phần bị chai hoặc không đều

Và trong lúc nhồi bột, nếu bột quá ướt thì ta có thể thêm phần bột ở 10g lúc nãy hoặc quá khô thì ta có thể nước để lúc nhồi bột dễ dàng hơn

Tiếp tục, sau khi nhồi bột được 1 lúc. Phần bột đã không còn dính và mịn hơn lúc đầu, chúng ta có thể lấy phần bột khỏi bề mặt mà không sợ dính

Bạn tiếp tục lấy màng thực phẩm bọc lại và để bột nghỉ trong vòng 10 phút. Tiếp tục nhồi thêm 10-15 phút, lúc này bột đã rất mịn , độ đàn hồi tốt và có thể kéo màng được ( kéo màng hay không không quan trọng) nhưng cục bột phải cầm nhẹ tay và có độ đàn hồi tốt ( tức là chạm tay nhẹ vào có thể bung ra)

Ủ bột:

Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị 1 cái âu sạch hoặc thau sạch để đưa cục bột vào và ủ nơi ấm áp. Ủ bột ở nhiệt độ 30-35 độ và nơi lý tưởng nhất trong căn bếp của bạn là đầu tủ lạnh hoặc lò vi sóng. Nếu ta ủ bột đúng nhiệt độ, bột sẽ nở ra gấp đôi trong vòng 1 tiếng

Tạo hình cho bánh mì và ủ bột lần 2:

Trong lúc lấy bột ra khỏi âu(thau), ta nên nhẹ nhàng. Ta sẽ lấy dụng cụ vét lấy ra hạn chế dùng tay để tránh làm bột bị tách làm đôi và dễ làm vỡ bọt khí trong bột

Khối bột sau khi được nhồi, định lượng hiện tại là khoảng 350g, ta có thể chia 5-6 phần tránh chia nhỏ bột sẽ làm bánh mì thành phẩm sau khi nướng sẽ nhỏ. Mỗi phần chia tầm dao động khoảng 60-70g. Sau khi chia nhỏ, ta nên lấy màng bọc thực phẩm che lại tránh tình trạng bột bị khô và đảm bảo được vệ sinh và bắt đầu quá trình tạo hình cho bánh

Bạn phủ một lớp áo bột lên bàn và xoa vào tay để tiện cho việc nhồi bột. Đặt phần bột lên bàn, dùng tay nhẹ nhàng tạo bột hình chữ nhật hoặc tròn. Bạn xếp 2 phần gốc trên xuống phần giữa rồi cuộn dần cho hết phần dưới. Lưu ý, bạn nhớ vừa cuộn vừa đẩy bột lên phía trên để cho cục bột căng và mịn. Bạn có thể tạo bắt cứ hình nào bạn muốn hoặc bạn tạo hình truyền thống như ta thấy. Ta lấy tay vê 2 đầu vào giữa để 2 đầu kia được thon lại

Ta đặt bột vào khay nướng có nhiệt độ 30-35 độ trong vòng 40-45 phút để bột nở trong trở lại bù vào việc ta tạo hình làm mất độ nở của bột

Nướng bánh:

Trước khi nướng bánh, ta nên mở lò nướng trước khoảng 20-25 phút ở nhiệt độ tầm 250 độ

Sau khi ủ bột, ta thấy bột nở ra mịn hơn và to hơn. Đối với bánh mì truyền thống ta có thể lấy dao lam hoặc dụng cụ cắt bánh để tạo hình cho bánh mì rạch sâu tầm 3-5mm

Bạn dùng bình xịt nước phun nhẹ vào bột trước khi cho vào lò nướng

Để tránh bánh mì bị khô, bạn cho thêm ly nước vào chính giữa khay nướng hoặc có thể cho ly nước xuống đáy lò. Bạn nước bánh 7-10 phút đầu tiên thì để nhiệt độ khoảng 220 độ, sau đó bạn hạ xuống 200 độ trong 7-10 phút tiếp theo và tiếp tục nướng tầm 7-10 phút cho đến khi bánh mì vàng đều. Lưu ý là sau khi bánh đã nướng xong thì để khoảng 3-5 phút để cho bánh giòn trước khi đem ra ngoài

Một số lưu ý để có bánh mì có vỏ giòn và ruột mềm xốp:

Đối với bột:

Nên chọn loại bột chuyên dùng để có ổ bánh mì để đạt độ giòn, vì có độ protein cao khoảng 12-13%. Nếu không có thể dùng bột mì đa dụng số 10 hoặc 11 vì lượng protein cũng 10-11%. Tuy nhiên, bánh mì thành phẩm sẽ dai và ít xốp hơn. Lưu ý không dùng bột có hàm lượng Protein dưới 10% vì làm giảm độ dài và xốp của bánh mì

Men nở :

Với cách làn bánh mì thường dùng men khô (instant yeast), nhưng nếu không tìm được hoặc trong nhà có sẵn men tươi hoặc các loại men bình thường khác vẫn xài được ( active dry yeast). Men khô sẽ không cần chờ để cho men nở ra nên được sử dụng nhiều hơn, phổ biến hơn

Đối với men tươi, trong công thức này bạn nên dùng gấp 3 lần tầm khoảng 12g để đạt được kết quả tốt nhất. Men có thể sử dụng ít nhiều tùy thuộc về bạn, ít thì thời gian ủ bột sẽ lâu và nhiều thì thời gian sẽ nhanh hơn nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng sử dụng men sẽ làm bánh mì mất hương vị

Tỉ lệ bột/nước:

Theo chúng ta thấy, ít nước sẽ làm bánh bị khô, ít độ giòn và không được giòn. Nhưng nếu nhiều quá thì làm bột nhạo, dễ bị chảy và khó có thể tạo hình được. Nên cứ 100g bột tỉ lệ nước sẽ khoảng 60-70g cho tất cả nguyên vật liệu sẽ hòa hộp

Chúng ta, có thể tìm hiểu thêm quá trình sản xuất bánh mì ngọt và máy đóng gói bánh mì ngọt đã cho ra đời những loại bánh như thế nào? Chất lượng và an toàn vệ sinh có được bảo đảm như ở nhà không ?

Xem thêm:

#Máy đóng gói gia vị

#Máy đóng gói găng tay

Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn khác cùng với Công ty Máy Đóng Gói An Thành. Hãy theo dõi để biết nhiều món ăn mới nhá!

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Websitehttps://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email