Bột hữu cơ vi sinh chứa các vi sinh vật giúp đất tơi xốp và màu mỡ hơn

Bột hữu cơ vi sinh chứa các vi sinh vật giúp đất tơi xốp và màu mỡ hơn

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.

Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh, sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.

Loại bột này không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, nâng cao độ phì nhiêu và không bị bạc màu đất.

Bột hữu cơ vi sinh là gì? Phân biệt với bột (phân) hữu cơ & vi sinh:

– Bột hữu cơ vi sinh hay phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,….

Phân hữu cơ là gì?

– Phân hữu cơ là những loại phân bón được hình thành từ các loại phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…

– Chúng cũng đem đến cho cây trồng và đất những chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ hoặc bổ sung các loại vi sinh vật có ích.

– Thông thường, phân hữu cơ phải qua xử lý ủ hoai mục trước khi sử dụng. Nếu không trong phân bón sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn,… gây bệnh cho cây trồng và con người.

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Phân hữu cơ là những loại phân bón được hình thành từ các loại phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,…

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

Phân bón hữu cơ truyên thống là loại phân được tạo ra từ phương pháp ủ truyền thống với các nguyên liệu như phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…Nhưng hạn chế đó là đem đến hiệu quả chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân bón hữu cơ công nghiệp được chia thành 3 loại:

  • Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
  • Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
  • Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Phân vi sinh là gì?

– Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là những chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật này được bố trí theo mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

– Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là những chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật

Bảng so sánh giữa các loại bột (phân) khác nhau:

Phân hữu cơ Phân vi sinh Phân hữu cơ vi sinh
Nguồn gốc Có nguồn gốc từ chất thải của động vật, phế phẩm nông nghiệp, than bùn… Là chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích
Thành phần chính Hữu cơ Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích – Hữu cơ

– Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Chất hữu cơ ≥ 20% ≥ 15%
Mật số vi sinh ≥ 1 x 108 Cfu/g cho mỗi loại ≥ 1 x 106 Cfu/g cho mỗi loại
Các chủng vi sinh – Đối kháng nấm bệnh– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại

– Phân giải xenlulozo, lân …và vi sinh vật cố định đạm

– Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm– Đối kháng nấm bệnh

– Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

Hình thức sử dụng Bón trực tiếp: Rải  xung quanh gốc cây, luống rau hoặc trộn vào đất. Bón trực tiếp: Trộn vào bầu ươm cây, phun qua lá, rải đều dưới gốc cây hoặc ủ compost… Bón trực tiếp: Rải  xung quanh gốc cây, luống rau hoặc trộn vào đất.
Công dụng – Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất.– Cân bằng sinh thái đất – Cung cấp vi sinh vật mật số cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng– Phân giải các chất hữu cơ trong đất – Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất.– Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng

Phân loại các loại bột hữu cơ vi sinh có trên thị trường:

Vi sinh cố định đạm:

– Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định Nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Nitơ là nguyên tố xuất hiện nhiều trong tế bào động và thực vậy, vậy nên Nitơ được xem là thành phần dinh dưỡng thúc đẩy nguồn sống.

– Vi sinh vật cố định đạm có hai kiểu đó là:

  • Vi sinh vật cố định đạm tự do
  • Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh.
Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định Nittơ từ không khí

Bột hữu cơ vi sinh phân giải lân:

– Phân hòa tan lân được sử dụng nhiều nhất vì phân lân được thu được từ các quặng Apatit, Photphorit. Và chúng có chứa các vi sinh vật có chức năng hòa tan lân giúp cây hấp thụ lân nhanh hơn.

– Được biết chúng là loại phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được. Vậy nên phân lân thường được bón lót, trộn vào đất trước khi trồng cây.

Vi sinh phân giải kali/ silic:

– Phân bón kali/ silic là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu.

Nhóm chất hữu cơ/ cellulose:

– Có tác dụng xử lý và phân giải thành phần cenllulose có trong cám, xác bã thực vật như bã mía, rơm rạ,… để cây dễ hấp thụ hơn. Việc sử dụng các loài vi sinh vật vào xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose mang lại hiệu quả cao và đang được ứng dụng nhiều.

Bột hữu cơ vi sinh kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh:

– Chúng chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại.

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Bột hữu cơ vi sinh kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh

Bột cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng:

– Các vi khuẩn này kiềm hãm các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các enzyme hay tạo ra các chất kháng sinh tăng sức đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, tạo điều kiện dinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Hoàn toàn có khả năng hoàn tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ. Cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định sự phát triển của chúng trong quá trình phát triển.

Vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng:

– Thành phần của nó chứa nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, tăng tổng hợp các chất và kích thích điều hòa quá trình trao đổi chất. Ngoài ra các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Lợi ích (ưu điểm) khi sử dụng bột hữu cơ vi sinh:

– Nhu cầu về lương thực trên thế giới ngày càng tăng cao một cách nhanh chóng. Chính vì thế mà nền nông nghiệp gặp phải thách thức lớn. Đất canh tác và tài nguyên thì ngày càng trở nên cạn kiệt. Cũng vì lẽ đó, chúng ta nên tìm ra các giải pháp bền vững và hiệu quả về mặt sinh thái.

– Ngày nay, người ta sử dụng bột hữu cơ vi sinh để giúp cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu cho đất và đây được xem là 1 giải pháp trong nền nông nghiệp bền vững hiện nay.

Đối với cây trồng:

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Vi sinh vật giúp cho rễ có khả năng miễn dịch nhằm hạn chế sâu, bệnh hại góp phần cho cây trồng sinh trưởng nhanh và nâng cao năng suất cây trồng.
  • Khi sử dụng phân bón thì các loài vi sinh trong phân được bón vào đất và nó hoạt động tạo ra các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Là nguồn cung cấp đầy đủ đa, vi, trung lượng cho cây trồng giúp cây trồng không thiếu hụt dinh dưỡng giúp kích thích sự sinh trưởng của cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
  • Các hợp chất khó hấp thụ sẽ được các vi sinh vật phân giải thành các hợp chất cho cây trồng dễ hấp thụ hơn.
  • Vi sinh vật giúp cho rễ có khả năng miễn dịch nhằm hạn chế sâu, bệnh hại góp phần cho cây trồng sinh trưởng nhanh và nâng cao năng suất cây trồng.

Đối với đất:

  • Giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất giúp đất màu mỡ.
  • Là nguồn thức ăn dồi dào cho các vi sinh vật trong đất.
  • Các vi sinh vật có trong đất làm tê liệt (ức chế) và tiêu diệt các nấm bệnh có trong đất.
  • Khi sử dụng phân vi sinh vật thì sẽ không làm cho đất lâu ngày bị chua hay bị phèn như phân hóa học.

Đối với người sử dụng và môi trường:

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây thì ta cũng sử dụng được và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và động vật nuôi.
  • Sử dụng đơn giản, không gây độc hại cho người như phân hóa học.
  • Không ảnh hưởng đến thực vật, môi trường sinh thái và kể cả con người.
  • Thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và an toàn cho con người, vật nuôi.
  • Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây thì ta cũng sử dụng được và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và động vật nuôi.

Có 5 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

  1. Nên ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi ủ hoạt động của các vi sinh vật sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
  2. Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Tận dụng luôn các nguồn vật liệu hữu cơ xung quanh gốc cây để tăng lượng mùn.
  3. Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … hóa học để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
  4. Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.
  5. Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới đưa phân vi sinh vào sử dụng.

Tại sao nên sử dụng bột hữu cơ vi sinh thay thế phân (bột) hóa học:

– Sử dụng bột hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

– Thành phần có trong vi sinh giúp tăng độ phì nhiêu cho đất bằng cách tăng hàm lượng photpho và kali dễ tan trong đất.

– Góp phần giảm ô nhiễm của hàm lượng NO3 và giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc lạm dụng hóa chất.

– An toàn cho sức khỏe con người khi dùng.

– Tiết kiệm chi phí đầu tư cho người tiêu dùng do có mức giá rẻ hơn so với phân bón hóa học.

– Kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi có trong đất nhằm tạo đề kháng cho cây.

– Thúc đẩy quá trình phân hủy của phế phẩm nông nghiệp, tạo ra phân sạch bón cho cây.

– Kích thích bộ rễ phát triển giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và tăng năng suất cây trồng.

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Sử dụng bột hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản

Những tác dụng nổi bật của phân hữu cơ vi sinh và các tác hại của phân bón hóa học:

Sau đây là những tác dụng nổi bật khiến phân bón hữu cơ vi sinh được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Tác dụng của bột hữu cơ vi sinh:

Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh là vô cùng cần thiết bởi vì nó mang đến nhiều lợi ích như sau:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thu một cách hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững.
  • Loại phân bón này giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước và giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt, bền lâu đồng thời giúp cho đất xốp.
  • Tác dụng giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một số loại phân hữu cơ vi sinh (phân trùn quế) ngoài việc kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm một lượng vi sinh cho đất trồng.
  • Giúp đẩy lùi được các dịch bệnh cũng như vi sinh vật bất lợi cho cây trồng.
  • Mang lại chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tác hại khi sử dụng phân bón hóa học:

  • Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học không đúng cách sẽ dẫn đến chai sạn đất, khiến dinh dưỡng đất bị suy giảm dẫn tới năng suất của cây trồng cũng giảm theo.
  • Dịch bệnh trên các giống cây trồng rất khó có những phương pháp điều trị đặc hiệu.
  • Đặc biệt, khi sử dụng phân bón hóa học góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Rác nhà bếp nào dùng trồng cây được, rác nào không dùng được:

Không phải tất cả rác đều có thể dùng để trồng cây được, bạn sẽ chia ra làm 2 nhóm rác là rác hữu cơ và rác vô cơ:

Rác hữu cơ:

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Các loại thực phẩm có thể làm rác hữu cơ

– Vỏ trứng: Cung cấp lượng canxi, khoáng tự nhiên cho cây trồng

– Xương thịt lợn, xương cá: Cung cấp lượng lân lớn cho cây trồng

– Vỏ trái cây như vỏ chuối, cơm, canh thừa: Giúp cung cấp một lượng lớn chất đạm sinh học.

– Rau dập nát, cuống rau, rau hư: Giúp đất tơi xốp, tăng cao độ mùn cho đất vì giàu chất xơ, giàu vitamin.

Rác vô cơ:

– Các loại dầu mỡ, sữa hư: Tạo mùi, thu hút côn trùng đến phá hại cây

– Tro, than: Gây hại cho cây trồng vì chứa nhiều chất độc hại

– Bì nilon, chai thủy tinh, chai lọ nhựa: Sẽ cản quá trình sinh trưởng của cây, vì chúng có thời gian hủy vô cùng lâu.

– Phân động vật (chó, mèo): Gây hại cho người vì có các ký sinh trùng độc hại.

Bột hữu cơ vi sinh hay còn gọi là phân bón hữu cơ vi sinh, là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men với các chủng vi sinh.
Các loại rác vô cơ khác nhau, không thể tái chế hoặc sử dụng

Phân loại rõ ràng từng nhóm rác, bạn sẽ thấy rác hữu cơ tận dụng được để tiến hành trồng cây. Vì chúng mang trong mình các loại đạm, kali, lân, canxi, vitamin, khoáng chất, vi lượng…

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón khác nhau và tìm cho mình 1 chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thiện bước cuối cùng trong khâu sản xuất. Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé !

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Hotline (zalo) : 0903103922

Websitehttps://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email